Hạt sen tươi nấu món gì: 5 cách đặc biệt chế biến sen cho cả gia đình

Hạt sen tươi là món ngon bổ dưỡng được ứng dụng rất rộng trong ngành thực phẩm. Chỉ với vài công thức đơn giản, bạn hoàn toàn có thể biết hạt sen tươi nấu món gì cho cả nhà mình ăn rồi đấy. Dĩ nhiên, từ bé, đến lớn, từ cơm, canh cho đến cả chè. Tất cả đều được làm từ hạt sen.

Điều cần quan tâm: Cách chọn hạt sen tươi

  • Nên mua hạt sen tươi tại các đầm sen
  • Nên mua hạt sen đen về tách vỏ

Theo những chị em có kinh nghiệm mua hạt sen tươi cho biết, khi mua bạn không nên chọn loại hạt sen đã tách vỏ. Ngược lại, nên chọn những hạt sen đen về tách vỏ, bỏ tâm sen. Sau đó, không cần rửa mà phơi ngay hạt sen dưới trời nắng.

Sau khi khô, bạn có thể cho vào lọ thủy tinh, để nơi khô ráo, thoáng mát.

  • Nên chọn những hạt sen đã già

Khi mua hạt sen tươi, bà nội trợ nên mua những hạt sen đã già. Tuyệt đối không mua những hạt sen còn non. Bởi vì chọn những hạt đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm.

Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.

  • Nên mua hạt sen vẫn còn tâm sen

Các chế biến hạt sen tươi thành những món ngon bổ dưỡng

CÔNG THỨC 1: HẠT SEN NẤU CANH

NGUYÊN LIỆU

Ghi chú: M: muỗng canh - m: muỗng cafe

Sườn non: 300g

Hạt sen tươi: 100g

Bắp non: 50g

Bông cải xanh: 100g

Cà rốt: 50g

Nấm hương: 5 tai

Tiêu, nước mắm, hành lá, ngò rí

Hạt nêm

f:id:chocolategraphics:20210414122436p:plain

SƠ CHẾ

– Sườn non chặt miếng vừa cỡ 3cm, ướp 1m hạt nêm và một ít tiêu.

– Bắp non, bông cải, cắt miếng vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm hương sơ chế sạch, ngâm nở,cắt đôi.

THỰC HIỆN

Đun sôi 1.5 lít nước, cho sườn vào nấu, nêm 1M hạt nêm, nấu sườn khoảng 15 phút, cho bắp non vào, cà rốt, hạt sen, nấm hương vào, cuối cùng cho bông cải nấu vừa chín. Tắt lửa, thêm 1/2M nước mắm, hành ngò.

CÔNG THỨC 2: HẠT SEN NẤU GÌ NGON CHO BÉ: CHÁO HẠT SEN CHO BÉ ĂN DẶM

NGUYÊN LIỆU

 Thịt gà: 200g

Hạt sen: 100g

Gạo tẻ: 100g

Gạo nếp: 30g

Đậu xanh: 30g

Cà rốt : 1 củ cỡ vừa

Gia vị: hành lá, tía tô, hạt nêm, nước mắm, hành tím, dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

f:id:chocolategraphics:20210414122524j:plain

THỰC HIỆN

Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ.

Đậu xanh nhặt bỏ hạt sâu lép, đãi sạch, ngâm trong nước ít nhất 2 giờ. Nếu bé không thích ăn vỏ đậu xanh lẫn trong cháo, bạn có thể ngâm đậu xanh cho thật nở, đãi bỏ vỏ hoặc mua đậu xanh cà về ngâm, đãi cho thật sạch rồi nấu cho bé ăn.

Gạo nếp cùng gạo tẻ trộn chung, vo sạch rồi ngâm tầm 20 phút. Tùy vào mỗi bé mà mẹ có thể giã giập gạo để khi nấu xong hạt cháo vỡ nhỏ. Lý do thêm gạo nếp vào là để tăng hương vị cho món cháo thêm ngon hơn.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bào mỏng, phi vàng.

Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.

Thịt gà rửa với nước muối loãng, luộc chín, để nguội, sau đó xé nhỏ. Lưu ý là bạn nên giữ lại nước luộc gà để nấu cháo.

Cho gạo, đậu xanh và hạt sen vào nồi nước luộc gà, thêm nước vừa phải. Nấu cho đến khi cháo chín nhừ rồi nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị của bé, nêm hành lá, tía tô vào, đảo đều cho chín.

Tắt bếp, múc cháo ra chén, cho thịt gà đã xé vào, rắc chút hành phi lên, cho 1 thìa dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào trộn đều, cho bé dùng khi cháo còn ấm.

CÔNG THỨC 3: HẠT SEN NẤU CHÈ GÌ NGON?

Nguyên liệu

Hạt sen tươi: 500g

Đường phèn: 200g

Lá dứa: 2 nhánh

f:id:chocolategraphics:20210414122650j:plain

Thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Hạt sen tươi bóc lớp vỏ xanh bên ngoài, tách lấy tim sen để khi ăn không bị đắng, sau đó rửa sạch, để ráo.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.

Bước 2: Luộc hạt sen

Hạt sen sau khi sơ chế cho vào nồi luộc sơ trong 5 phút rồi đổ ra, rửa sạch lại để hạt sen bớt nhựa, khi nấu chè sẽ không bị chát, đắng.

Cho hạt sen vào nồi, bắc lên bếp luộc lần 2 với lửa nhỏ để hạt sen chín tới, rồi đổ ra, để ráo nước. Lưu ý, không nấu hạt sen quá nhừ ăn sẽ bị bở, mất chất và không ngon. Bạn cũng có thể hấp cách thủy để hạt sen bùi và thơm hơn.

Bước 3: Nấu chè hạt sen với đường phèn

Cho đường phèn vào nồi cùng với một lượng nước đủ dùng và lá dứa để nước chè được thơm, nấu với lửa nhỏ cho đường tan hết thì tắt bếp. Tiếp đến vớt lá dứa ra, chờ nước đường trong, lắng cặn thì gạn nước đường qua một nồi khác, lọc bỏ lớp cặn bên dưới.

Cho hạt sen đã luộc chín tới vào nồi nước đường phèn, nấu với lửa nhỏ đến khi hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra chén, để nguội bớt rồi thưởng thức. Mùa hè bạn có thể cho chè vào tủ lạnh hoặc thêm nước đá vào ăn rất mát lạnh và ngon miệng.

Công thức 4: Cách nấu cơm với hạt sen tươi: Cơm gạo lứt hạt sen

NGUYÊN LIỆU

M: muỗng canh - m: muỗng cafe

Gạo lứt: 2 chén

Hạt sen tươi: 100g

Đậu hũ: 1/2 miếng

Đậu que: 150g

Khoai môn cau: 100g

Nấm hương khô ngâm nở: 50g

Hành boaro: 30g

Lá dứa (loại nhỏ): 5 nhánh

Sữa tươi không đường: 1 chén

RAU NÊM: Ngò rí, hành boaro phi

Gia vị: Dầu ăn, dầu mè, tiêu

Hạt nêm Hạt nêm Aji-ngon Nấm

Nước tương

f:id:chocolategraphics:20210414122739j:plain

SƠ CHẾ

– Gạo lứt vo sạch, ngâm 30 phút. Đậu hũ cắt hạt lựu, chiên và xốc với 1 ít Bột Canh.

– Hạt sen luộc vừa chín. Đậu que luộc chín, cắt nhỏ. Khoai môn cắt khối 1,5 cm. Nấm hương cắt đôi. Hành boaro cắt lát. Lá dứa cắt khúc

THỰC HIỆN

– Xào rau củ: Phi thơm hành boaro, cho nấm hương, khoai môn, hạt sen vào xào, nêm 1M Nước tương “Phú Sĩ”, xóc đều rồi tắt lửa.

– Nấu cơm: Cho gạo lứt, lá dứa, rau củ xào vào nồi nấu cơm, nêm 1/2M Hạt nêm Aji-ngon® (Nấm hương & Hạt sen), 2M Nước tương “Phú Sĩ”, đảo đều. Đổ nước vào ngập gạo (khoảng 1,5 lóng tay), đậy nắp lại nấu cho đến khi nước cạn. Thêm sữa tươi, 1m dầu mè, đậu hũ và đậu que vào xới đều, nấu thêm 10 phút là được.

– Hấp: Xới cơm ra lá sen, dùng cọng lá dừa buộc lại, cho vào nồi hấp 5 phút.

Công thức 5: Cách nấu nước hạt sen tươi

Nguyên liệu

1 củ sen

100gr hạt sen tươi

Lá dứa

Đường phèn

Một nhúm nhỏ muối

f:id:chocolategraphics:20210414122825j:plain

Thực hiện:

B1: Củ sen gọt vỏ, thái khoanh mỏng. Hạt sen làm sạch, bỏ tâm sen. Lá dứa rửa sạch

B2: Nấu 1 lít nước với lá dứa, cho vào 1 nhóm nhỏ muối. Nước sôi cho củ sen vào nấu 15 phút.

B3: Cho hạt sen tươi vào nồi, thêm đường phèn vừa khẩu vị.

B4: Nấu thêm khoảng 10 phút cho hạt sen mềm. Vớt lá dứa ra. Để nguội cho vào tủ lạnh uống dần

Hạt sen là món ngon bổ dưỡng, không chỉ dùng để chế biến món ngon tại nhà. Ngày nay, hạt sen còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất bánh trung thu. Nổi bật trong lĩnh vực này chính là thương hiệu bánh trung thu cao cấp Leong Yin đến từ Malaysia.

Nhờ vỏ bánh được làm từ 100% hạt sen nguyên chất theo chuẩn HACCP, giúp những chiếc bánh Leong Yin không chỉ bổ dưỡng mà còn thơm ngon, mềm mịn hơn bao giờ hết. Chắc chắn, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn giữa vỏ bánh làm từ bột và vỏ bánh làm từ hạt sen.

Bạn có thể xem chi tiết thông tin tại đây: https://chocolategraphics.vn/blogs/news/dich-vu-qua-tang-doanh-nghiep-trung-thu

Xem thêm:

Cách nấu sữa hạt sen vừa bổ dưỡng vừa đẹp da 

Hạt sen tươi nấu món gì: 5 cách đặc biệt chế biến sen cho cả gia đình

Hạt sen tươi là món ngon bổ dưỡng được ứng dụng rất rộng trong ngành thực phẩm. Chỉ với vài công thức đơn giản, bạn hoàn toàn có thể biết hạt sen tươi nấu món gì cho cả nhà mình ăn rồi đấy. Dĩ nhiên, từ bé, đến lớn, từ cơm, canh cho đến cả chè. Tất cả đều được làm từ hạt sen.

Điều cần quan tâm: Cách chọn hạt sen tươi

  • Nên mua hạt sen tươi tại các đầm sen
  • Nên mua hạt sen đen về tách vỏ

Theo những chị em có kinh nghiệm mua hạt sen tươi cho biết, khi mua bạn không nên chọn loại hạt sen đã tách vỏ. Ngược lại, nên chọn những hạt sen đen về tách vỏ, bỏ tâm sen. Sau đó, không cần rửa mà phơi ngay hạt sen dưới trời nắng.

Sau khi khô, bạn có thể cho vào lọ thủy tinh, để nơi khô ráo, thoáng mát.

  • Nên chọn những hạt sen đã già

Khi mua hạt sen tươi, bà nội trợ nên mua những hạt sen đã già. Tuyệt đối không mua những hạt sen còn non. Bởi vì chọn những hạt đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm.

Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.

  • Nên mua hạt sen vẫn còn tâm sen

Các chế biến hạt sen tươi thành những món ngon bổ dưỡng

CÔNG THỨC 1: HẠT SEN NẤU CANH

NGUYÊN LIỆU

Ghi chú: M: muỗng canh - m: muỗng cafe

Sườn non: 300g

Hạt sen tươi: 100g

Bắp non: 50g

Bông cải xanh: 100g

Cà rốt: 50g

Nấm hương: 5 tai

Tiêu, nước mắm, hành lá, ngò rí

Hạt nêm

f:id:chocolategraphics:20210414122436p:plain

SƠ CHẾ

– Sườn non chặt miếng vừa cỡ 3cm, ướp 1m hạt nêm và một ít tiêu.

– Bắp non, bông cải, cắt miếng vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm hương sơ chế sạch, ngâm nở,cắt đôi.

THỰC HIỆN

Đun sôi 1.5 lít nước, cho sườn vào nấu, nêm 1M hạt nêm, nấu sườn khoảng 15 phút, cho bắp non vào, cà rốt, hạt sen, nấm hương vào, cuối cùng cho bông cải nấu vừa chín. Tắt lửa, thêm 1/2M nước mắm, hành ngò.

CÔNG THỨC 2: HẠT SEN NẤU GÌ NGON CHO BÉ: CHÁO HẠT SEN CHO BÉ ĂN DẶM

NGUYÊN LIỆU

 Thịt gà: 200g

Hạt sen: 100g

Gạo tẻ: 100g

Gạo nếp: 30g

Đậu xanh: 30g

Cà rốt : 1 củ cỡ vừa

Gia vị: hành lá, tía tô, hạt nêm, nước mắm, hành tím, dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

f:id:chocolategraphics:20210414122524j:plain

THỰC HIỆN

Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ.

Đậu xanh nhặt bỏ hạt sâu lép, đãi sạch, ngâm trong nước ít nhất 2 giờ. Nếu bé không thích ăn vỏ đậu xanh lẫn trong cháo, bạn có thể ngâm đậu xanh cho thật nở, đãi bỏ vỏ hoặc mua đậu xanh cà về ngâm, đãi cho thật sạch rồi nấu cho bé ăn.

Gạo nếp cùng gạo tẻ trộn chung, vo sạch rồi ngâm tầm 20 phút. Tùy vào mỗi bé mà mẹ có thể giã giập gạo để khi nấu xong hạt cháo vỡ nhỏ. Lý do thêm gạo nếp vào là để tăng hương vị cho món cháo thêm ngon hơn.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bào mỏng, phi vàng.

Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.

Thịt gà rửa với nước muối loãng, luộc chín, để nguội, sau đó xé nhỏ. Lưu ý là bạn nên giữ lại nước luộc gà để nấu cháo.

Cho gạo, đậu xanh và hạt sen vào nồi nước luộc gà, thêm nước vừa phải. Nấu cho đến khi cháo chín nhừ rồi nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị của bé, nêm hành lá, tía tô vào, đảo đều cho chín.

Tắt bếp, múc cháo ra chén, cho thịt gà đã xé vào, rắc chút hành phi lên, cho 1 thìa dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào trộn đều, cho bé dùng khi cháo còn ấm.

CÔNG THỨC 3: HẠT SEN NẤU CHÈ GÌ NGON?

Nguyên liệu

Hạt sen tươi: 500g

Đường phèn: 200g

Lá dứa: 2 nhánh

f:id:chocolategraphics:20210414122650j:plain

Thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Hạt sen tươi bóc lớp vỏ xanh bên ngoài, tách lấy tim sen để khi ăn không bị đắng, sau đó rửa sạch, để ráo.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.

Bước 2: Luộc hạt sen

Hạt sen sau khi sơ chế cho vào nồi luộc sơ trong 5 phút rồi đổ ra, rửa sạch lại để hạt sen bớt nhựa, khi nấu chè sẽ không bị chát, đắng.

Cho hạt sen vào nồi, bắc lên bếp luộc lần 2 với lửa nhỏ để hạt sen chín tới, rồi đổ ra, để ráo nước. Lưu ý, không nấu hạt sen quá nhừ ăn sẽ bị bở, mất chất và không ngon. Bạn cũng có thể hấp cách thủy để hạt sen bùi và thơm hơn.

Bước 3: Nấu chè hạt sen với đường phèn

Cho đường phèn vào nồi cùng với một lượng nước đủ dùng và lá dứa để nước chè được thơm, nấu với lửa nhỏ cho đường tan hết thì tắt bếp. Tiếp đến vớt lá dứa ra, chờ nước đường trong, lắng cặn thì gạn nước đường qua một nồi khác, lọc bỏ lớp cặn bên dưới.

Cho hạt sen đã luộc chín tới vào nồi nước đường phèn, nấu với lửa nhỏ đến khi hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra chén, để nguội bớt rồi thưởng thức. Mùa hè bạn có thể cho chè vào tủ lạnh hoặc thêm nước đá vào ăn rất mát lạnh và ngon miệng.

Công thức 4: Cách nấu cơm với hạt sen tươi: Cơm gạo lứt hạt sen

NGUYÊN LIỆU

M: muỗng canh - m: muỗng cafe

Gạo lứt: 2 chén

Hạt sen tươi: 100g

Đậu hũ: 1/2 miếng

Đậu que: 150g

Khoai môn cau: 100g

Nấm hương khô ngâm nở: 50g

Hành boaro: 30g

Lá dứa (loại nhỏ): 5 nhánh

Sữa tươi không đường: 1 chén

RAU NÊM: Ngò rí, hành boaro phi

Gia vị: Dầu ăn, dầu mè, tiêu

Hạt nêm Hạt nêm Aji-ngon Nấm

Nước tương

f:id:chocolategraphics:20210414122739j:plain

SƠ CHẾ

– Gạo lứt vo sạch, ngâm 30 phút. Đậu hũ cắt hạt lựu, chiên và xốc với 1 ít Bột Canh.

– Hạt sen luộc vừa chín. Đậu que luộc chín, cắt nhỏ. Khoai môn cắt khối 1,5 cm. Nấm hương cắt đôi. Hành boaro cắt lát. Lá dứa cắt khúc

THỰC HIỆN

– Xào rau củ: Phi thơm hành boaro, cho nấm hương, khoai môn, hạt sen vào xào, nêm 1M Nước tương “Phú Sĩ”, xóc đều rồi tắt lửa.

– Nấu cơm: Cho gạo lứt, lá dứa, rau củ xào vào nồi nấu cơm, nêm 1/2M Hạt nêm Aji-ngon® (Nấm hương & Hạt sen), 2M Nước tương “Phú Sĩ”, đảo đều. Đổ nước vào ngập gạo (khoảng 1,5 lóng tay), đậy nắp lại nấu cho đến khi nước cạn. Thêm sữa tươi, 1m dầu mè, đậu hũ và đậu que vào xới đều, nấu thêm 10 phút là được.

– Hấp: Xới cơm ra lá sen, dùng cọng lá dừa buộc lại, cho vào nồi hấp 5 phút.

Công thức 5: Cách nấu nước hạt sen tươi

Nguyên liệu

1 củ sen

100gr hạt sen tươi

Lá dứa

Đường phèn

Một nhúm nhỏ muối

f:id:chocolategraphics:20210414122825j:plain

Thực hiện:

B1: Củ sen gọt vỏ, thái khoanh mỏng. Hạt sen làm sạch, bỏ tâm sen. Lá dứa rửa sạch

B2: Nấu 1 lít nước với lá dứa, cho vào 1 nhóm nhỏ muối. Nước sôi cho củ sen vào nấu 15 phút.

B3: Cho hạt sen tươi vào nồi, thêm đường phèn vừa khẩu vị.

B4: Nấu thêm khoảng 10 phút cho hạt sen mềm. Vớt lá dứa ra. Để nguội cho vào tủ lạnh uống dần

Hạt sen là món ngon bổ dưỡng, không chỉ dùng để chế biến món ngon tại nhà. Ngày nay, hạt sen còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất bánh trung thu. Nổi bật trong lĩnh vực này chính là thương hiệu bánh trung thu cao cấp Leong Yin đến từ Malaysia.

Nhờ vỏ bánh được làm từ 100% hạt sen nguyên chất theo chuẩn HACCP, giúp những chiếc bánh Leong Yin không chỉ bổ dưỡng mà còn thơm ngon, mềm mịn hơn bao giờ hết. Chắc chắn, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn giữa vỏ bánh làm từ bột và vỏ bánh làm từ hạt sen.

Bạn có thể xem chi tiết thông tin tại đây: https://chocolategraphics.vn/blogs/news/dich-vu-qua-tang-doanh-nghiep-trung-thu

Toàn bộ cách nấu chè hạt sen | Chọn lựa và bảo quản hạt sen

Tóm tắt nội dung:

  • 3 cách nấu chè hạt sen:
  • Nấu chè hạt sen truyền thống
  • Nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh
  • Nấu chè hạt sen long nhãn
  • Lưu ý khi nấu chè hạt sen để có thành phẩm thơm ngon, không bị lỗi
  • Công dụng của hạt sen với sức khỏe người dùng
  • Cách lựa chọn và bảo quản hạt sen đúng nhất

CÁCH 1: Chè hạt sen truyền thống – thanh mát giải nhiệt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

200gr hạt sen tươi

30gr đường phèn hoặc tuỳ ý theo khẩu vị (có thể thay bằng đường cát trắng)

f:id:chocolategraphics:20210412123819j:plain

Cách nấu chè hạt sen đơn giản:

Bước 1: sơ chế

Hạt sen tươi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, lấy hết tim sen rồi rửa thật sạch.

Nếu dùng hạt sen khô, bạn loại bỏ tim sen rồi đem ngâm với nước lạnh 1 – 2 tiếng trước khi nấu cho mềm

Bước 2: Nấu chè hạt sen

Luộc hạt sen đã qua sơ chế cho đến khi mềm

Đun sôi đường phèn đến khi tan hết.

Cho hạt sen vào nồi nước đường phèn, đun thêm khoảng 5 – 10 phút là xong.

CÁCH 2: Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh

Chè hạt sen đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

100gr hạt sen

100gr đậu xanh

Đường cát trắng

Muối

f:id:chocolategraphics:20210412123844j:plain

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh đơn giản

Bước 1: Sơ chế

Hạt sen tươi bóc vỏ bên ngoài, lấy hết tim sen rồi rửa thật sạch.

Đậu xanh nên tìm mua loại đã đãi sạch vỏ, rửa sạch

(Có thể ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 1 – 2 tiếng để đậu nở mềm và khi nấu chè sẽ ngon hơn)

Bước 2: Cách nấu chè hạt sen với đậu xanh

Luộc hạt sen cho đến khi chin vừa.

Bỏ đậu xanh vào nồi nấu chung cùng hạt sen(vì đậu xanh nhanh chín nên không cho vào sớm kẻo nát)

Cho thêm đường và chút muối vào khuấy đều, nêm nếm lại độ ngọt vừa miệng là hoàn thành rồi.

Lưu ý cách nấu chè hạt sen với đậu xanh

Trong quá trình nấu, nếu nước cạn bạn hãy cho thêm vào cho phù hợp.

Có thể cho thêm vani khi nấu chè hạt sen với đậu xanh để tạo độ thơm

Để rút ngắn thời gian nấu chè, người ta có thể sử dụng nồi áp suất vì nó sẽ giúp hạt sen được chín nhanh và mềm hơn.

CÁCH 3. Cách nấu chè hạt sen long nhãn

Cách nấu chè hạt sen long nhãn đơn giản

Nguyên liệu:

200gr hạt sen tươi (hoặc 150gr hạt sen khô)

1kg nhãn lồng (hoặc 200gr long nhãn khô

100gr đường và vani theo khẩu vị

f:id:chocolategraphics:20210412123936j:plain

Cách nấu chè hạt sen long nhãn đơn giản

Bước 1: Sơ chế

Hạt sen tươi sau khi làm sạch vỏ và bỏ tâm sen đem rửa sạch (nếu dùng hạt sen khô các bạn cần ngâm trước 1 – 2 tiếng)

Nhãn tươi bóc vỏ, tách hạt. Chú ý tách hạt sao cho cùi nhãn không bị rách (nếu dung long nhãn khô thì chỉ cần ngâm nở)

Bước 2: Cách nấu chè hạt sen long nhãn

Luộc hạt sen cho đến khi mềm, rồi thêm chút đường và tiếp tục ninh thêm khoảng 0 phút. (có thể dung nồi áp suất để sen được ninh nhanh, mềm hơn)

Vớt hạt sen, giữ lại nước ninh sen

Lồng hạt sen vào long nhãn.

Đun sôi phần sen long nhãn với nước ninh sen 5 phút rồi tắt bếp. Thêm vani cho thơm là chúng ta đã hoàn thành cách nấu chè hạt sen long nhãn.

Lưu ý khi nấu hạt sen

Khi nấu chè hạt sen, bạn có thể dùng cả hạt sen tươi và hạt sen khô đều được. Cả 2 loại đều có công dụng thanh mát và bồi bổ cho cơ thể. Cách với hạt sen tươi hay với hạt sen khô không quá khác nhau, nhưng bạn cần lưu ý một số điều để chè thành công nhé.

Nấu với hạt sen tươi: Cần bỏ tim sen, sau đó rửa sạch hạt sen và tiếp tục các bước nấu tiếp theo.

Nấu với hạt sen khô: Cần ngâm hạt sen trước đó khoảng 30 phút để hạt sen được mềm, khi nấu chè sẽ ngon hơn

Hơn nữa, bạn nên chọn mua hạt sen chất lượng, tươi sạch thì món chè sẽ thêm phần hấp dẫn đấy nhé.

Mẹo nấu hạt sen nhanh mềm:

Để hạt sen nấu nhanh mềm và không bị sượng, bạn nên đun một ít nước sôi trước sau đó mới cho hạt sen vào nấu cùng. Trong lúc nấu, bạn có thể thêm nước lạnh vào nồi, mỗi lần thêm nên cho thêm vài viên đá nữa nhé.

Dưới đây là một số công dụng chủ yếu của hạt sen với sức khỏe con người:

  1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lượng natri thấp và hàm lượng kali cao có trong hạt sen có tác udnjg giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Natri thấp sẽ duy trì huyết áp trong tầm kiểm soát.

Trong khi đó, magiê trong hạt sen có tác dụng cải thiện chất lượng máu và ô xy trong cơ thể. Nếu như nồng độ magiê thấp trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

  1. Chữa đau đầu

Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong hạt sen rất giàu protid, glucid… và nhiều vitamin nhóm B, vitamin PP và vitamin C (có nhiều trong sen tươi). Vì thế, hạt sen được dùng nhiều trong các bài thuốc để chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ (đặc biệt là đau nửa đầu).

  1. Giúp trẻ thông minh hơn

Hạt sen rất giàu canxi, đạm, photpho, bà bầu nên ăn hạt sen, sẽ có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí, rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi. Vì thế, các mẹ nhớ ăn hạt sen trong quá trình mang bầu để các bé sinh ra khỏe mạnh và thông mình hơn.

Thông tin thêm: Chính vì những công dụng tuyệt vời trên, hạt sen dần được ứng dụng rộng rãi hơn trong ngành sản xuất bánh. Điển hình như các loại bánh trung thu từ các thương hiệu bánh lớn như Leong Yin. Như một điểm nhấn đặc biệt, Leong Yin chọn vỏ bánh trung thu được làm hoàn toàn từ hạt sen. Từ đó, chẳng những giúp mang lại những chiếc bánh bổ dưỡng trong ngày Tết trăng tròn, Leong Yin còn mang lại trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho người dùng. Bởi sẽ rất khó để bạn tìm được vỏ bánh trung thu ngon, mềm mịn và thơm dịu tự nhiên như Leong Yin. Tất cả, đều nhờ 100% nguyên liệu vỏ bánh từ hạt sen được chế biến theo chuẩn an toàn cao nhất hiện nay là HACCP. Để tham khảo chi tiết, các bạn có thể xem ngay TẠI ĐÂY

Cách chọn hạt sen tươi

Hãy mua hạt sen tươi tại các đầm sen

Nên mua hạt sen đen về tách vỏ

Để đảm bảo độ tươi ngon của hạt sen, các bạn nên chọn mua loại hạt sen chưa tách vỏ. Sau đó, không cần rửa lại mà hãy đem hạt phơi dưới nắng. Khi khô bạn có thể bỏ vào lọ, bảo quản nơi khô ra.

Nên chọn những hạt sen đã già

Hạt sen già sẽ có bề ngoài căng tròn, phía ngoài trắng ngà hoặc có màu vàng đậm, khi nấu lên sẽ có mùi thơm ngon hơn so với hạt sen non.

Nên mua hạt sen vẫn còn tâm sen

Bạn sẽ mất công ngồi tách tâm sen nhưng bù lại có thêm một nguyên liệu để pha trà. Trà tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, mất ngủ, an thần.

Cách bảo quản hạt sen tươi

Hạt sen tươi chỉ có vào mùa hè. Để lưu trữ hạt sen, bạn phải bảo quản thật kỹ lượng để không bị hư hỏng, mất chất dinh dưỡng.

Cách 1:

Hạt sen mua về bóc vỏ, tách lấy tâm sen sau đó chia vào từng túi nhỏ vừa đủ ăn và cất vào ngăn đá tủ lạnh. Một lần ăn lấy một phần ra rã đông. Cách này có thể giúp bạn bảo quản hạt sen tươi ngon đến 4-5 tháng.

Cách 2:

Hạt sen tươi mua về bóc vỏ lấy nhân. Dùng tăm lấy tâm sen. Tuyệt đối không được rửa nước. Nên mua hạt sen vẫn còn vỏ ngoài để tránh bị ngâm nước. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn.

Đem hạt sen đã bóc vỏ phơi nắng 3-5 lần cho thật khô rồi để vào lọ sạch có nắp, để ở nơi khô thoáng. Trong quá trình sử dụng có thể đem hạt sen ra phơi lại để tránh bị mốc. Hoặc có thể đem hạt sen đi sấy khô vừa nhanh vừa tiện.

Cách nấu sữa hạt sen vừa bổ dưỡng vừa đẹp da. Bí quyết sen không cặn

Xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe đang được nhiều người áp dụng bởi nhiều tác dụng tuyệt vời. Và thời gian gần đây, hạt sen là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng nhất, bởi tính dễ tìm, dễ chế biến nhưng lại có công dụng vô cùng tuyệt vời. Bạn muốn sử dụng hạt sen? Cùng tham khảo cách nấu sữa hạt sen vừa bổ dưỡng cho bé, vừa giúp đẹp da chị em phụ nữ nữa nhé!

Tác dụng của sữa hạt sen với trẻ nhỏ và người trưởng thành

Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng hạt sen lại sở hữu thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Trong hạt sen có chứa những dưỡng chất sau: Carbohydrate, đồng, chất xơ, canxi, folate, sắt, magie, mangan, kẽm, niacin, axit pantothenic, photpho, protein, kali, pyridoxin, riboflavin, natri, thiamin…

f:id:chocolategraphics:20210409121847j:plain

Hạt sen là món ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ.

Đối với trẻ nhỏ

Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, cho trẻ ăn hạt sen hoặc các chế phẩm từ hạt sen như sữa hạt sen, cháo hạt sen... sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.

Giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Hỗ trợ phát triển hệ xương khớp của bé.

Hạn chế những cơn đau nhức khi bé mọc răng.

Giúp bé thanh nhiệt, giải độc cơ thể, phòng chống táo bón.

Đối với người trưởng thành

Bản thân hạt sen là loại thuốc dân gian được dùng để chữa mất ngủ và thần kinh suy nhược. Dùng sữa hạt sen mỗi ngày có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, sữa hạt sen còn có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm.

Đối với các chị em, sữa hạt sen có tác dụng dưỡng da và duy trì dáng vóc hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống lão hóa, giúp giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và khoẻ mạnh.

Chính vì tác dụng bổ dưỡng của hạt sen mà nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu hiện nay đã rất thông minh khi kết hợp hạt sen và công thức bánh của mình. Ngoài việc giúp bánh bổ dưỡng hơn, hạt sen còn khiến bánh trung thu thơm ngon và mềm mịn hơn. Bạn có thể tham khảo ngay: Bảng Báo Giá Hộp Bánh Trung Thu Uy Tín, Mới Nhất

Nguyên liệu làm sữa tươi hạt sen

250gr hạt sen

500ml sữa tươi

200ml sữa đặc có đường

100gr đường cát

1,5 lít nước

Dụng cụ: máy xay sinh tố, rây lọc, vải lọc

f:id:chocolategraphics:20210409122136j:plain

Cách nấu sữa hạt sen ngon

Các bước hướng dẫn nấu sữa hạt sen từ Bếp Trưởng Á Âu dưới đây sẽ giúp bạn làm được loại thức uống bổ dưỡng này tại nhà một cách dễ dàng. Từ cách sơ chế cho đến xay sữa, nấu sữa được hướng dẫn rất chi tiết.

Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ chế biến là bạn đã có thể thực hiện được và thành công ở ngay lần đầu tiên thực hiện. Hãy cùng chúng tôi vào bếp và thực hiện ngay món sữa thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!

Cách chế biến hạt sen

Bạn có thể mua loại sen đã chế biến sẵn, hoặc mua sen tươi về chế biến. Đối với sen tươi, bạn tách hạt sen khỏi đài sen, bóc vỏ xanh bên ngoài và bỏ tim sen để hạt sen khi xay không bị đắng, chát. Phần tâm sen bạn có thể chế biến làm trà sen uống rất ngon.

Cách xay sữa hạt sen không bị cặn

Bước tiếp theo, rửa sạch lại phần hạt sen và để ráo rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1,5 lít nước lọc. Bạn nên sử dụng nước lọc, nước tinh khiết sạch để đảm bảo an toàn và không gây ra mùi khó chịu khi uống sữa hạt sen, giữ cho hương vị thuần khiết và chuẩn vị.

Dùng miếng vải gạt sạch mỏng lót vào chiếc rây, đồ phần hạt sen xay nhuyễn qua đó rồi vắt lấy nước cốt. Phần bã còn lại bạn dùng màng lọc bóp kỹ thêm để lấy hết dưỡng chất có trong hạt sen.

Cách nấu sữa hạt sen thơm ngon

Tiếp đến, để nấu sữa hạt sen bạn bắt lên bếp nồi đun lớn, cho nước sen chiết được sau khi xay đun ở lửa vừa. Dùng muỗng khuấy nhẹ tay. Khi nước sen sôi lăn tăn thì hạ lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 3 phút. Tiếp đến cho đường, sữa đặc vào khuấy tan và cuối cùng cho sữa tươi vào, tắt bếp ngay để sữa sen không bị tách nước.

Cách bảo quản sữa hạt sen

Bạn có thể bảo quản sữa hạt sen trong các lọ, chai thủy tinh. Bạn không nên sử dụng các loại chai nhựa, vì để lâu sẽ tạo ra mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và không thân thiện với môi trường.

Sữa hạt sen có thể bảo quản ngay ngăn mát tủ lạnh, không để ở cánh tủ và tăng độ lạnh khi tủ có chứa nhiều đồ. Các loại sữa hạt, hoa quả hạt, củ hạt nên uống trong ngày.

Trong trường hợp bạn làm để kinh doanh, thì khi giao sản phẩm cho khách, nhớ nhờ khách để tủ lạnh ngăn đá 45 – 50 phút. Sau đó để xuống ngăn mát, để sâu là được.

Sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh thì nên uống trong vòng 1 – 2 tiếng nhé!

Và khi uống, hãy nhớ lắc đều sữa hạt sen vì các chất dinh dưỡng thường đọng dưới đáy chai.

 Xem thêm:
3 cách làm chi bồ câu hầm hạt sen đơn giản tự làm tại nhà: 
https://writeupcafe.com/community/3-cach-lam-chim-bo-cau-ham-hat-sen-don-gian-tu-lam-tai-nha/

Khám phá xu hướng những món quà ý nghĩa ngày Tết 2021

Trong những năm gần đây, những món quà ý nghĩa ngày tết đang dần thay đổi để tiếp cận đến nhóm khách hàng yêu thích sự sáng tạo, sang trọng nhưng vẫn đảm bảo được tinh thần truyền thống của người Việt. Đó cũng là xu hướng mới của các giỏ quà tết 2021: sang trọng, ý nghĩa, giàu dinh dưỡng nhưng vẫn mang hơi thở của truyền thống.

Những món quà ý nghĩa ngày tết đang là xu hướng 2021

Quà tặng sức khỏe

Càng ngày, nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Họ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm sức khỏe. Do đó, các món quà tết thuộc nhóm này luôn được mọi người săn đó. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng tặng quà tết sức khỏe như sau:

  • Các thiết bị y hoa hay máy tập thể dục hỗ trợ tăng cường sức khỏe sẽ là món quà tết tuyệt vời dành tặng cho người thân hoặc cấp trên của bạn. Đây là cách tốt nhất để họ có được một năm luyện tập tăng cường sức khỏe hiệu quả hơn. Nhưng nếu kinh phí cho việc này quá cao thì bạn có thể tham khảo ý tưởng bên dưới đây.
  • Những món quà ý nghĩa ngày tết về sức khỏe thì không thể thiếu các món quà về ẩm thực. Nó được chú trọng từ nguồn gốc đến chất dinh dưỡng, như: hạt dinh dưỡng (hạt hạnh nhân, hạt điều,...), socola nguyên chất Bỉ nhập khẩu và các dược phẩm mang hàm lượng dinh dưỡng cao (đông trùng hạ thảo, hồng sâm, linh chi,...). Các món quà này thường được tìm thấy dễ dàng trong các giỏ quà tết cao cấp, sang trọng
Quà tặng phong thủy

Những món quà phong thủy luôn mang trong mình những ý nghĩa tâm linh. Người ta tin những món quà này sẽ mang lại điềm lành, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng chuộng những món quà thế này, bởi nhiều người cho rằng nếu không rành về phong thủy thì không nên quá đầu tư vào những món đồ này. Mặt khác, nếu người nhận của bạn là người có quan tâm đến phong thủy thì bạn có thể tham khảo những mẫu quà tặng sau:

  • Tỳ hưu phong thủy là biểu tượng may mắn về tài lộc, hóa sát tịch tà, hóa giải sao xấu, đem lại vận may cho người sử dụng.
  • Đĩa ngọc phong thủy còn giúp cho gia chủ đầu óc luôn tinh thông, sáng suốt, rất phù hợp với những công việc gắn với sự đầu tư tài chính để có thể thu vào được nhiều Tài – Lộc như ý muốn
  • Thiềm Thừ hay ông Cóc chiêu tài là một vật phẩm phong thủy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đó là tượng một chú cóc có ba chân và là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong các loại vật phẩm Phong Thủy có chức năng đem lại tiền tài.
  • Quả cầu thủy tinh là biểu tượng của trí tuệ và sự may mắn. Người ta cho rằng quả cầu giúp tăng trí thông minh, công danh và tài lộc, đỗ đạt khoa bảng, cải thiện sự trì trệ và bế tắc trong công việc.
Quà tặng tinh thần

Tết nào vui hơn tết đoàn viên. Thật vậy, gia đình xum vầy bên nhau chính là món quà tuyệt vời nhất của những người con xa xứ, của những người mẹ già ngày ngóng đêm trông đứa con của mình.

Tuy nhiên, bạn có thể làm cho món quà tinh thần trở nên thú vị hơn bằng cách tặng cho gia đình mình một chuyến du xuân. Tùy theo điều kiện và thời gian rảnh mà bạn có thể lựa chọn đi gần hay đi xa. Có thể đơn giản chỉ là đi chùa cầu may đầu năm, hay đến những khu nghỉ dưỡng sang trọng như Vinpearl để tận hưởng.

Quà tặng thiên nhiên

Con người ngày càng muốn gần gũi hơn với thiên nhiên, đó cũng chính là xu hướng quà tặng tết 2021. Nhưng dĩ nhiên, những món quà thiên nhiên vào ngày tết sẽ khác biệt một chút:

  • Chậu hoa, cây cảnh: Những món quà ý nghĩa ngày tết về thiên nhiên sẽ đem đến bầu không khí tươi vui, tràn ngập sức sống nhân những ngày đầu năm mới. Nếu chọn được những cây trồng hợp phong thủy thì còn mang tới may mắn cho gia đình và chính người nhận món quà đó. Một số loại cây cảnh đặc biệt được yêu thích vào dịp tết là: Cây bonsai, sống đời, trạng nguyên, kim tiền, tầm xuân, mai vàng,….
  • Trái cây lạ, độc đáo. Để mâm cổ ngày Tết thêm thịnh soạn, tươm tất hơn, bạn có thể tặng những loại quả độc lạ như Dưa hấu điêu khắc, quả Phật thủ, Dừa biếm họa… để trưng bày trên bàn thờ hoặc dùng để trang trí trong nhà cũng vô cùng ấn tượng. Ngoài việc để trang trí cho ngày Tết thêm sinh động, có hồn bạn cũng có thể lựa những loại hoa quả giàu dinh dưỡng nhập khẩu như bưởi hồ lô, nho Mỹ không hạt, dưa hấu vuông…
Quà tặng truyền thống
  • Bộ tách trà thường gồm một bình trà đi kèm sáu chén nhỏ, như biểu hiện cho một gia đình ấm cúng, thuận hòa. Không những vậy, dòng nước chảy từ ấm trà vào những tách nhỏ còn tượng trưng cho tài lộc mà ông bà, cha mẹ mong muốn truyền lại cho con cháu. Có lẽ vì thế mà bộ tách trà ngày nay được nhiều người lựa chọn khá nhiều để biếu Tết với ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy, mọi sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Với văn hóa của người Việt Nam chúng ta thì việc uống trà đã trở thành một thói quen không thể nào bỏ qua. Một bộ ấm trà với họa tiết tinh xảo, mộc mạc sẽ trở thành món quà Tết ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ.
  • Tặng áo mới cho người thân để đem lại may mắn. Những chiếc áo mới với màu sắc tươi vui như đỏ, vàng, cam, hồng… tượng trưng cho màu sắc của hoa cỏ, cây lá, đất trời… cũng giúp ông bà, bố mẹ, người thân cảm thấy vui vẻ, hân hoan, tràn đầy năm lượng trong những ngày đầu năm mới. Hơn thế, những chiếc áo mới còn thể hiện được sự quan tâm, tình cảm ấm áp của người con, người cháu, anh chị em đến với những người thân trong gia đình.
  • Bộ tranh treo tường. Những món quà ý nghĩa ngày tết theo truyền thống sẽ khó thiếu tranh treo tường. Tranh treo tường không chỉ là quà tặng mà còn là vật dụng trang trí cho ngôi nhà thêm sang trọng, thẩm mỹ, giúp những người chung sống trong mái nhà được hưng phấn, đầy sức sống. Gợi ý bộ tranh được ưa thích như Phúc – Lộc – Thọ, bộ tranh Tứ Quý, tranh hoa cỏ, đất trời, tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ… cầu chúc cho sự bình an, hạnh phúc, may mắn, sung túc… trong năm mới cho người được nhận quà.

Mỗi món quà đều mang những ý nghĩa của riêng nó, mong rằng với những chia sẻ trên của

chocolategraphics.vn

 sẽ giúp bạn lựa chọn quà Tết thật dễ dàng và ý nghĩa nhé!

Khám Phá Cách Để Quất Ra Quả Đúng Tết Đơn Giản

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây quất cảnh (tắc kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình. Do đó, bạn cần tìm cách để quất ra quả đúng Tết.

f:id:chocolategraphics:20201202134112j:plain

Ý nghĩa của cây quất trong dịp Tết

Bên cạnh hoa đào, hoa mai thì ngày Tết dường như không thể thiếu cây quất. Cây quất thường được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ "quất" gần giống âm của từ "cát" trong cát tường ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành.

  • Dáng của cây quất thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại trước mọi bão táp phong ba của cuộc sống, luôn hướng tới tương lai phát triển. 
  • Thế của cây quất là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ, thể hiện tinh thần, tư tưởng theo truyền thống văn hóa. Các thế thường được chọn như: thế long phượng vần vũ. thế cá chép hóa rồng, thế phượng múa đón xuân, thế tam đa và thế ngũ phúc.
  • Lộc của cây quất với các quả chín và đủ xanh vàng, lá non mơn mởn và nụ hoa xen lẫn thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Ngoải ra, theo phong thủy, quất cảnh chưng Tết là một trong số ít loài cây hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng). Chính bởi vậy mà khi chưng loại cây cảnh này, những điều tốt đẹp sẽ kéo đến cho gia đình gia chủ suốt quanh năm. Hay người chơi kiểng, sẽ cố gắng tìm cách để quất ra quả đúng Tết.

Cách chăm sóc cây quất tạo quả lộc đúng dịp Tết

Quất ra tráі qυanh năm, nên phải điều chỉnh cách để quất ra quả đúng Tết. Dựa vào mong muốn độ chín và số lượng quả như thế nào mà bạn có thể chọn thời điểm thích hợp để tác động nó

  • Cần đảo quất vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo quất, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.
  • Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.
  • Nếu định để trên tán chỉ có một loại quả chín ta làm như sau: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào tháng 1-2 dịp Tết Nguyên đán.
  • Muốn có tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất cần để trong bóng mát 7-10 ngày sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá, đem trồng lại. Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6-8), ta vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc phân đạm + kali hoặc nước tăng trưởng Vườn sinh thái cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau, cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Cách đặt cây quất hợp phong thủy

Một cây quất ý nghĩa không chỉ dừng lại ở việc dáng đẹp, lộc tốt mà còn ở phải hợp đặt quất hợp hướng phong thủy. Hướng phong thủy hợp với gia chủ thì mới mang lại lộc tài hiệu quả. Do đó, ngoài việc tìm cách để quất ra quả đúng Tết thì cách đặt quất hợp mệnh cũng rất quan trọng 

  • Mệnh Hỏa nên đặt chậu quất theo hướng Đông, Nam, Bắc và hướng Đông Nam.
  • Mệnh Thủy nên đặt quất theo hướng Đông, Bắc và Đông Nam.
  • Mệnh Mộc nên đặt quất theo hướng Đông, Nam và Đông Nam sẽ mang lại tài lộc, may mắn. 
  • Mệnh Kim rất hợp với hướng Tây và Tây Bắc.
  • Mệnh Thổ nên đặt quất theo hướng Nam, Đông Bắc, Tây Nam…

Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn trong việc chọn cây quất, hay thúc đẩy tiến độ ra quả của quất một cách hiệu quả để phát huy toàn diện ý nghĩa của cây quất Tết nhé!

Xem thêm: Giỏ quà tết nhập khẩu

Khám Phá Cách Bảo Quản Quà Tết, Thực Phẩm Tết Siêu Tinh Tế

Dự trữ đồ ăn ngày Tết như là một văn hóa Tết của người Việt. Những thực phẩm này không chỉ để dành cho gia chủ mà còn là những phần dành cho việc đón tiếp khách đến chơi nhà. Đôi khi, khách đến chơi nhà cũng sẽ gửi quà Tết, thực phẩm Tết cho bạn. Vì thế, số lượng đồ ăn khá lớn và cần được bảo quản thích hợp, tránh bỏ phí thức ăn và tổn hại sức khỏe. Sau đây là cách bảo quản quà Tết, thực phẩm Tết dành cho bạn. Theo dõi cùng Chocolate Graphics nhé! 

Bảo quản trong tủ lạnh

Một trong những cách bảo quản phổ biến và được nhớ đến đầu tiên đó là cách bảo quản quà Tết, thực phẩm Tết trong tủ lạnh. Thực phẩm có nhiều loại và tủ lạnh có nhiều ngăn thì bạn nên sắp xếp như thể nào cho thích hợp. Hãy tham khảo ngay cách sắp xếp thực phẩm bảo quản hiệu quả như sau:

f:id:chocolategraphics:20201130114133j:plain

  • Ở ngăn đá tủ lạnh: Đựng thịt, cá, hải sản. Các sản phẩm này nên được rửa sạch và dùng máy hút chân không (nếu có thể) để bảo quản tốt nhất.
  • Ngăn mát đầu tiên: Sắp xếp các thực phẩm có sẵn hoặc đồ ăn đóng hộp: chả giò, bánh chưng, củ kiệu, dưa hành,... Thực phẩm đưa vào nên cho vào hộp, đậy nắp. Trong trường hợp dùng bát tô,... thì cần có màn bọc bọc kín. Đồ ăn đóng hộp thì có thể để nguyên tình trạng bao bì ban đầu hoặc bọc kín khi đã sử dụng dở dang.
  • Ngăn tiếp theo: Sắp xếp những thực phẩm chín. Nhưng chỉ đưa vào tủ khi thức ăn nguội hẳn và bỏ vào hộp đựng thực phẩm.
  • Ngăn cuối cùng: Sắp xếp các rau củ quả. Trước khi bỏ vào tủ nên cắt bỏ rễ và lá hỏng, rửa sạch, để ráo nước và cho vào bọc lại (có thể dùng giấy báo hoặc túi nilon để thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn

Khi sử dụng đồ trong tủ lạnh cần đảm bảo nguyên tắc “đưa vào trước, dùng trước”. Tức là bạn nên sử dụng những thực phẩm cũ trước, thực phẩm mới dùng sau. Các thực phẩm khi đưa vào tủ lạnh phải được bọc kín nhầm hạn chế làm mất mùi và nhiễm mùi giữa các món ăn với nhau. 

Bảo quản ở môi trường bên ngoài

Đối với các loại thực phẩm khô như măng, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đậu hoặc các loại mứt khác thì chia riêng từng loại cho vào túi nilon và dán kín mép túi hoặc có thể đựng trong hộp thức ăn. Cách bảo quản quà Tết, thực phẩm khô bằng cách để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tránh tiếp xúc với nước vì nó sẽ làm thực phẩm bị mốc và lên men.

Đối với các loại mứt, sau khi đã dùng bạn có thể bảo quản bằng cách để vào lọ thủy tinh hoặc hợp nhựa và rải một lớp đường lên mặt để hút ẩm cũng như giữ được hương thơm.

Ngoài ra, có những món có thể bảo quản lâu dù chọn hình thức nào ở trên. Như bánh chưng chẳng hạn. Bánh chưng bạn có thể để ở ngăn mát, còn không bạn có thể để bánh nơi khô ráo, không bụi bẩm, ẩm thấp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức tái chế biến với cách chiên lên để bảo quan và sử dụng tiếp cho ngày hôm sau. Hay một số loại rau củ quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây,... sau khi mua về, các bạn có thể để ở nơi thoáng mát là có thể bảo quản chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Đối với cách này, các bạn không cần phải rửa trước mà chỉ khi nào chế biến mới cần rửa. 

Thông thường các thực phẩm Tết và quà Tết dạng thực phẩm tươi sẽ cần bảo quản trong tủ lạnh, còn các thực phẩm khô hay hộp quà Tết sang trọng thường là bánh kẹo mứt và hạt dinh dưỡng sẽ để ở bên ngoài với điều kiện khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên, cách bảo quản quà Tết, cần lưu ý trong giò quà nếu có socola thì nhớ là bảo quản socola trong tủ lạnh. Bởi socola không chịu được nhiệt độ như các loại bánh kẹo khác. 

Mong rằng với một số lưu ý nhỏ như trên, chúng mình đã giúp bạn đón một mùa Tết sức khỏe và tươi vui không lo những rủi ro về đồ ăn hư hỏng và biến chất nữa nhé!