Khám Phá Cách Bảo Quản Quà Tết, Thực Phẩm Tết Siêu Tinh Tế

Dự trữ đồ ăn ngày Tết như là một văn hóa Tết của người Việt. Những thực phẩm này không chỉ để dành cho gia chủ mà còn là những phần dành cho việc đón tiếp khách đến chơi nhà. Đôi khi, khách đến chơi nhà cũng sẽ gửi quà Tết, thực phẩm Tết cho bạn. Vì thế, số lượng đồ ăn khá lớn và cần được bảo quản thích hợp, tránh bỏ phí thức ăn và tổn hại sức khỏe. Sau đây là cách bảo quản quà Tết, thực phẩm Tết dành cho bạn. Theo dõi cùng Chocolate Graphics nhé! 

Bảo quản trong tủ lạnh

Một trong những cách bảo quản phổ biến và được nhớ đến đầu tiên đó là cách bảo quản quà Tết, thực phẩm Tết trong tủ lạnh. Thực phẩm có nhiều loại và tủ lạnh có nhiều ngăn thì bạn nên sắp xếp như thể nào cho thích hợp. Hãy tham khảo ngay cách sắp xếp thực phẩm bảo quản hiệu quả như sau:

f:id:chocolategraphics:20201130114133j:plain

  • Ở ngăn đá tủ lạnh: Đựng thịt, cá, hải sản. Các sản phẩm này nên được rửa sạch và dùng máy hút chân không (nếu có thể) để bảo quản tốt nhất.
  • Ngăn mát đầu tiên: Sắp xếp các thực phẩm có sẵn hoặc đồ ăn đóng hộp: chả giò, bánh chưng, củ kiệu, dưa hành,... Thực phẩm đưa vào nên cho vào hộp, đậy nắp. Trong trường hợp dùng bát tô,... thì cần có màn bọc bọc kín. Đồ ăn đóng hộp thì có thể để nguyên tình trạng bao bì ban đầu hoặc bọc kín khi đã sử dụng dở dang.
  • Ngăn tiếp theo: Sắp xếp những thực phẩm chín. Nhưng chỉ đưa vào tủ khi thức ăn nguội hẳn và bỏ vào hộp đựng thực phẩm.
  • Ngăn cuối cùng: Sắp xếp các rau củ quả. Trước khi bỏ vào tủ nên cắt bỏ rễ và lá hỏng, rửa sạch, để ráo nước và cho vào bọc lại (có thể dùng giấy báo hoặc túi nilon để thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn

Khi sử dụng đồ trong tủ lạnh cần đảm bảo nguyên tắc “đưa vào trước, dùng trước”. Tức là bạn nên sử dụng những thực phẩm cũ trước, thực phẩm mới dùng sau. Các thực phẩm khi đưa vào tủ lạnh phải được bọc kín nhầm hạn chế làm mất mùi và nhiễm mùi giữa các món ăn với nhau. 

Bảo quản ở môi trường bên ngoài

Đối với các loại thực phẩm khô như măng, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đậu hoặc các loại mứt khác thì chia riêng từng loại cho vào túi nilon và dán kín mép túi hoặc có thể đựng trong hộp thức ăn. Cách bảo quản quà Tết, thực phẩm khô bằng cách để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tránh tiếp xúc với nước vì nó sẽ làm thực phẩm bị mốc và lên men.

Đối với các loại mứt, sau khi đã dùng bạn có thể bảo quản bằng cách để vào lọ thủy tinh hoặc hợp nhựa và rải một lớp đường lên mặt để hút ẩm cũng như giữ được hương thơm.

Ngoài ra, có những món có thể bảo quản lâu dù chọn hình thức nào ở trên. Như bánh chưng chẳng hạn. Bánh chưng bạn có thể để ở ngăn mát, còn không bạn có thể để bánh nơi khô ráo, không bụi bẩm, ẩm thấp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức tái chế biến với cách chiên lên để bảo quan và sử dụng tiếp cho ngày hôm sau. Hay một số loại rau củ quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây,... sau khi mua về, các bạn có thể để ở nơi thoáng mát là có thể bảo quản chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Đối với cách này, các bạn không cần phải rửa trước mà chỉ khi nào chế biến mới cần rửa. 

Thông thường các thực phẩm Tết và quà Tết dạng thực phẩm tươi sẽ cần bảo quản trong tủ lạnh, còn các thực phẩm khô hay hộp quà Tết sang trọng thường là bánh kẹo mứt và hạt dinh dưỡng sẽ để ở bên ngoài với điều kiện khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên, cách bảo quản quà Tết, cần lưu ý trong giò quà nếu có socola thì nhớ là bảo quản socola trong tủ lạnh. Bởi socola không chịu được nhiệt độ như các loại bánh kẹo khác. 

Mong rằng với một số lưu ý nhỏ như trên, chúng mình đã giúp bạn đón một mùa Tết sức khỏe và tươi vui không lo những rủi ro về đồ ăn hư hỏng và biến chất nữa nhé!